![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AP) |
Thời điểm này, cả Mỹ và Iran đều đang chật vật đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19). Trong bối cảnh đó, căng thẳng bùng phát rất dễ đẩy hai nước vào một cuộc xung đột mới.
Ngay sau khi xuất hiện tin Iran phóng một vệ tinh quân sự, Tổng thống Trump lên Twitter tuyên bố ông đã ra lệnh cho Hải quân Mỹ "hủy diệt" các con tàu Iran đối đầu với Mỹ. "Tôi đã chỉ thị cho Hải quân Mỹ bắn hạ và hủy diệt bất kỳ và mọi tàu của Iran nếu họ quấy rối tàu của chúng tôi trên biển", ông viết.
Hình ảnh được đài truyền hình Iran phát sóng cho thấy, một hình trụ màu trắng gắn quốc kỳ nước này lao vào quỹ đạo và khuất khỏi tầm nhìn. Đây là vụ phóng của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC).
Tehran khẳng định vụ phóng thành công và sẽ tăng gấp đôi tầm bắn lên tới 5.000km, mà nếu đúng sẽ là một bước tiến lớn trong tiềm năng tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Nó cũng hé lộ một chương trình phát triển vũ khí bí mật dưới sự chỉ đạo của IRGC.
"Hôm nay, chúng ta quan sát Trái đất từ trên không, và điều này bắt đầu sự hình thành một cường quốc thế giới", hãng tin Fars của Iran dẫn lời chỉ huy IRGC Hossein Salami.
Tuần trước, Lầu Năm Góc cáo buộc Iran điều 11 tàu vào hải phận quốc tế ở phía bắc Vịnh Ba Tư và liên tục tiếp cận các tàu Hải quân Mỹ với tốc độ cao. Hải quân Mỹ mô tả hành động của phía Iran rất nguy hiểm và nhằm quấy rối. Tuyên bố của ông Trump trên Twitter dường như là phản ứng sau vụ việc này, dù ông không nêu rõ.
"Đây là một ví dụ nữa cho thấy hành xử thâm hiểm của Iran", Tướng Không quân John Hyten, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, phát biểu tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc cùng ngày.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Liên Hợp Quốc cần đánh giá liệu vụ phóng có phù hợp với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an hay không, và Iran cần phải chịu trách nhiệm cho những gì nước này đã làm.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump đã nhanh chóng gây sức ép lên Tehran bằng các đòn cấm vận, cấm đi lại cùng nhiều biện pháp trừng phạt khác nhằm khiến nước Cộng hòa Hồi giáo bị cô lập về chính trị và ngoại giao trong khi đối mặt với khó khăn về kinh tế.
Ông Trump lý giải việc từ bỏ thỏa thuận hạt nhân là vì nó không đủ mạnh để ngăn Iran ủng hộ cho các nhóm phiến quân ở Trung Đông, chẳng hạn như Hezbollah ở Lebanon mà Washington coi là khủng bố.
Theo Los Angeles Times, giữa những khó khăn mà cấm vận gây ra, tình trạng sụt giảm giá dầu và sự hoành hành của đại dịch Covid-19 khiến cho Iran càng thêm khốn đốn. Vì thế, Iran rất có thể đang muốn hướng dư luận khỏi những gì đang xảy ra trong nước. Tương tự, Tổng thống Trump đang bị tụt giảm tín nhiệm vì cách xử lý đại dịch.
Hồi tháng 1, chủ nhân Nhà Trắng tuyên bố ông đã ra lệnh giết tướng Suleimani sau khi phiến quân Shiite mà Iran hậu thuẫn ở Iraq nã rocket vào một căn cứ quân sự có lính Mỹ, giết chết một nhà thầu Mỹ.
"Tổng thống Trump và những người chúng tôi trong nhóm an ninh quốc gia đang thiết lập lại sự răn đe - răn đe thực sự - nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo", Ngoại trưởng Pompeo nói khi đó. Tuy nhiên, các vụ tấn công ở Iraq vẫn không dừng lại. Thêm hai binh sĩ Mỹ và một quân nhân Anh thiệt mạng tháng trước trong một loạt vụ nã rocket.
"Mỹ không có nhiều lựa chọn", Los Angeles Times dẫn lời Daniel Byman, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Chính sách Trung Đông thuộc Viện Brookings ở Washington. "Iran đã nhiều lần quấy rối như vậy trước kia, và Hải quân Mỹ có một bộ quy chuẩn để xử lý - nên biến việc này thành vấn đề lớn có thể khiến Iran ngạc nhiên... Mỹ có thể đánh chìm một số tàu của Iran hoặc hành động tương tự, nhưng hiệu quả sẽ rất thấp".
Sau vụ giết tướng Suleimani mà nhiều người từng dự đoán Iran sẽ đáp trả khốc liệt, hai nước vẫn lặng lẽ trao đổi tin nhắn qua các bên thứ ba. Sự liên lạc kiểu này dường như đã ngăn hai nước leo thang đối đầu nhưng lại không giúp tiến vào đối thoại thực chất hơn. Và những liên lạc gián tiếp đó dường như cũng đã đổ vỡ.
Ariane Tabatabai, một chuyên gia về Iran và an ninh tại Đại học Georgetown, cho rằng căng thẳng giữa Washington và Tehran còn lâu mới lắng dịu, thậm chí vẫn đang âm ỉ. Theo bà, đại dịch thế giới Covid-19 sẽ càng khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
"Covid-19 không những không xoa dịu được mà còn làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước", bà Tabatabai bình luận trên Twitter hôm 22/4. "Chẳng bên nào thể hiện sẵn sàng lùi bước. Chính quyền Trump đã áp cấm vận mới ngay cả khi Iran đang chật vật đối phó với dịch bệnh. Phía Iran quay trở lại với các hành động khiêu khích".
Jamal Abdi, Chủ tịch Hội đồng Mỹ - Iran, một nhóm phản đối chiến tranh với Iran, cho rằng ông Trump đang hăm hở muốn một cuộc chiến để đẩy mạnh chiến dịch tái tranh cử của mình.
"Không có thời điểm nào tồi tệ cho một cuộc chiến thảm khốc hơn là giữa một đại dịch", ông Abdi phản hồi tuyên bố của Tổng thống Mỹ trên Twitter. "Rõ ràng chiến lược 'sức ép tối đa" nhằm vào Iran đã phản tác dụng".
Thanh Hảo
" alt=""/>Vì sao ông Trump khuấy đảo căng thẳng với Iran khi dịch CovidBộ phận nòng cốt của Mossad là khoảng 30-35 sỹ quan hoạt động, được gọi là Katsa. Đây là những sỹ quan tình báo đa năng có trình độ chuyên môn cao, được Mossad tuyển chọn kỹ lưỡng và đào tạo công phu theo những phương pháp đặc biệt gắn liền với thực tiễn hoạt động.
Họ được rải ra hoạt động tại những khu vực mà Mossad quan tâm. Các điệp vụ quan trọng ở nước ngoài đều có một đến hai Katsa được phái đến, vừa chỉ đạo vừa tham gia trực tiếp.
![]() |
Huy hiệu Mossad. Ảnh: Novoross |
Hỗ trợ đắc lực cho Katsa là mạng lưới những người tình nguyện Do Thái đang sống trên khắp thế giới, gọi là các Sayan. Mossad liên hệ khá chặt chẽ với các Sayan thông qua những người trong gia đình họ ở Israel. Hiện trên thế giới có hàng nghìn Sayan, riêng Anh có khoảng 2.000, và khoảng 5.000 người khác mong được "khởi động".
Hoạt động của các Sayan muôn hình muôn vẻ. Một Sayan có cửa hàng cho thuê ôtô sẽ cho Mossad thuê xe mà không cần phải hoàn tất các thủ tục thông thường; một "Sayan bất động sản" sẽ tìm một căn hộ mà không tò mò; một "Sayan ngân hàng" sẽ kiếm ngay ra tiền mặt...
Không bao giờ một người Do Thái lại từ chối cộng tác với Mossad và không bao giờ tố giác họ với nhà cầm quyền.
Để tránh nguy hiểm cho các Sayan, Mossad không cho họ tiếp xúc với các tin tức mật. Thế nhưng, nếu một Sayan nhận được thư từ hay tin tức liên quan đến Katsa, ngay tức khắc họ phải biết xử lý như thế nào.
Một số Sayan là những nhà doanh nghiệp, điều hành các công ty có tới hai chục thư ký trả lời điện thoại, đánh máy, gửi Fax... thì 60% hoạt động của họ phục vụ Mossad. Nếu không có Mossad, các công ty này sẽ lụn bại.
Các Katsa còn được sự hỗ trợ của Bodel, đa số ở lứa tuổi dưới 30 và thường là sinh viên, cộng tác với Mossad để có tiền trả học phí. Trên mỗi địa bàn, thường dùng hai đến ba Bodel. Nhiệm vụ của họ là chuyển giao hộ chiếu, tài liệu cho các Katsa để họ có thể vào ra sứ quán mà không bị lộ thân phận, trông coi những căn hộ bí mật…
Một khi Katsa cần đến ở thì các Bodel thu xếp sang ở chỗ khác, cho đến khi Katsa kết thúc nhiệm vụ. Mọi việc như ăn ở, học tập của họ do Mossad chi trả.
Một lực lượng khác của Mossad là các thành viên Komenmiute, một bộ phận cực kỳ bí mật. Họ là những tình báo viên thực sự, được tuyển chọn từ mọi tầng lớp như bác sỹ, kỹ sư, luật sư, học giả. Họ là những người chấp nhận hy sinh cuộc đời cho Nhà nước Do Thái.
Mossad thường chọn mỗi nhóm hai người thật gắn bó với nhau. Một người lên đường tới nước đối tượng thành lập công ty bình phong, còn người kia đến đến một nước thứ ba (được gọi là "nước chỗ dựa") để tìm mọi cách phục vụ các nhu cầu của đồng đội. Lãnh đạo công ty chỉ liên lạc với Bộ Chỉ huy Mossad thông qua một Katsa. Mỗi Katsa chỉ chịu trách nhiệm về bốn hoặc năm nhóm như vậy.
Công việc của những người làm cho Komenmiute là đưa ra phân tích, đánh giá thị trường, kinh tế, dư luận, phong tục tập quán, những quan điểm ở nước mục tiêu và thông báo kết luận của họ cho Katsa. Về phần mình, Katsa cố vấn cho các nhóm trong công tác quản lý kinh doanh.
Họ không được phép truyền tin qua vô tuyến điện từ nước mục tiêu. Nếu xảy ra chiến tranh với nước mục tiêu, những người này có nhiệm vụ phá hoại cầu cống và cơ sở hạ tầng của nước đó vì họ đã được huấn luyện về kỹ thuật bom mìn.
Trong Komenmiute còn có một đơn vị nữa gọi là Kindon (nghĩa là “Lưỡi lê”), gồm 3 nhóm, mỗi nhóm 12 người. Các nhóm này thay nhau ra nước ngoài thực hiện các phi vụ ám sát các đối tượng có tên trong một bản danh sách đã lập sẵn và đã được một ủy ban bí mật phê chuẩn.
Để phối hợp hành động với các Katsa và các Sayan, trong Mossad có bộ phận đặc biệt gọi là chi nhánh Yarid chịu trách nhiệm về an ninh ở khu vực trọng yếu trên thế giới. Chi nhánh này có một nhóm chuyên theo dõi các đối tượng, khi cần thiết dựa vào “Sayan bất động sản" để thuê căn hộ bên cạnh đối tượng cần theo dõi. Một nhóm khác đặt máy nghe trộm trong căn hộ của đối tượng. Nhóm thứ ba, rất am hiểu các khách sạn ở châu Âu, chuyên về sử dụng các thiết bị gián điệp, bẻ khoá, đào ngạch, chụp tài liệu, sửa chữa các trang thiết bị, mở khoá điện từ, thẻ từ tính, mật mã...
Trong công tác tuyển mộ điệp viên, Mossad rất quan tâm đến tình hình tài chính của người được tuyển mộ. Mossad thường không tiếc tiền trả lương cho điệp viên có quan hệ với họ trong hai năm. Mức lương thường là 4.000 USD/tháng, nhưng Mossad chỉ chuyển cho họ 1.000USD để khỏi bị nghi ngờ bởi mức sống đột ngột thay đổi.
Để bảo đảm quyền lợi cho họ, Katsa mở tài khoản cho điệp viên ở một ngân hàng tại Anh hoặc Pháp. Như vậy, điệp viên này sẽ lĩnh 12.000USD tiền mặt một năm và còn có trong tài khoản 36.000USD nữa; năm thứ hai cũng vậy. Điều này đảm bảo tương lai cho điệp viên và cũng giúp Katsa nắm chắc con người anh ta.
Chỉ tính riêng chi phí công việc tuyển mộ và lương cho những điệp viên mới được tuyển mộ, mỗi tháng Mossad phải chi tới hàng trăm triệu USD. Nhìn chung, có thể nói Mossad là một tổ chức tình báo có khả năng hoạt động rộng khắp và rất nguy hiểm đối với các nước mục tiêu mà Israel quan tâm.
Nguyên Phong
Một số căn cứ quân sự ở miền trung và miền nam Syria bị oanh kích đêm qua, gây những tiếng nổ lớn đì đùng và lửa cháy rực trời.
" alt=""/>Những mạng lưới bí ẩn của cơ quan tình báo khét tiếng IsraelXem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/
Ghi bàn:
Việt Nam: Thịnh Phát (17')
Uzbekistan: Ropiev Ikhtiyor (34'), Shuraev (39')
Đội hình xuất phát:
Việt Nam: Hồ Văn Ý, Châu Đoàn Phát, Nguyễn Anh Duy, Nguyễn Thịnh Phát, Từ Minh Quang
Uzbekistan:Elmurodov Abbos (12), Ropiev Ikhtiyor (4), Olkhomjon Khamroev (6), Elbek Tulkinov (9), Berkinov Samariddin (14).
Ảnh: AFC, Hữu Thành
" alt=""/>Kết quả bóng đá futsal Việt Nam 1